RĂNG KHÔN CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Thực chất răng khôn hay còn gọi là răng cấm, răng số 8,… chúng thường mọc khi con người đã trưởng thành, khôn lớn và có thể tự nhận thức mọi thứ.
Do xuất hiện muộn, phải trải qua quá trình mọc chân răng và phát triển, sau đó răng khôn bắt đầu nhú lên và trồi ra khỏi lợi. Thế nhưng, nhiều trường hợp mọc không thuận lợi nên khiến mọi người gặp không ít phiền toái, đau đớn.
Răng khôn là loại răng gần như không có tác dụng gì về mặt thẩm mỹ hay chức năng ăn nhai và sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn gặp phiền toái, hoặc không vệ sinh được chúng thì nên nhổ bỏ sớm, để tránh ảnh hưởng tới các răng bên cạnh.
CÓ NÊN NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG?
Ngay khi những cảm giác khó chịu do răng khôn mọc lên xuất hiện, đại đa số mọi người sẽ muốn nhổ ngay nó đi. Tuy nhiên, vấn đề có nên nhổ răng khôn không lại khiến nhiều người băn khoăn nên chần chừ, do dự. Dưới đây là môt số trường hợp nên nhổ răng khôn và không nên nhổ răng khôn, bạn có thể tham khảo:
1. Trường hợp nên nhổ răng khôn
Không phải mọi trường hợp mọc răng khôn đều bắt buộc phải nhổ. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn được xem là cần thiết khi:
– Nó mọc lệch làm cho răng kế cận bị đau và giảm chức năng ăn nhai.
– Răng mọc lệch làm xô lệch cả hàm.
– Hàm bị tổn thương do có u nang xung quanh răng khôn.
– Xảy ra nhiễm trùng thường xuyên ở các mô mềm sau chân răng trong cùng.
Hầu hết các trường hợp băn khoăn có nên nhổ răng khôn không, cuối cùng rồi phải đưa ra quyết định nhổ là vì răng khôn mọc ngầm, mọc lệch,… Nếu lúc này không nhổ sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Viêm nha chu: Đây là trường hợp xảy ra khi răng khôn mọc thẳng, nhưng lại bất thường về hình dạng. Điều này khiến cho thức ăn bị nhồi nhét lâu ngày ở kẽ răng gây nên sâu răng, răng bên cạnh bị viêm nha chu.
– Răng mọc chen chúc: Nhiều khi răng khôn mọc xô lấn sang răng số 7 hoặc đâm thủng chân (thân) răng số 7. Hậu quả là chiếc răng này bị viêm hoặc thậm chí còn biến mất luôn.
– Viêm lợi trùm: Do mọc lệch nên răng khôn thường gây ra tình trạng lợi trùm, thức ăn có điều kiện bám vào kẽ giữa lợi và răng. Hệ lụy sinh ra từ đó là việc làm sạch răng trở nên khó khăn, vi khuẩn dễ phát triển để gây ra nhiễm trùng khiến xung quanh bề mặt răng sưng tấy, đau buốt.
– Sâu răng: Do răng khôn mọc lệch nên kết hợp với răng số 7 tạo thành khe giắt thức ăn, khó làm sạch. Đây chính là cơ hội cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến sâu răng số 7 và răng khôn.
– Viêm mô tế bào: Người bị viêm mô tế bào, thường xuất hiện triệu chứng phồng, căng má và sờ vào thấy đau. Không những thế họ còn khó nhai nuốt, đau khi há miệng, cứng hàm, bưng mủ ở chân răng.
2. Trường hợp có thể không cần nhổ răng khôn
Việc nhổ răng khôn thực ra sẽ là không cần thiết khi ở một trong số trường hợp sau:
– Răng khôn mọc thẳng, khớp với răng đối diện tốt.
– Sự xuất hiện của nó không gây hại cho răng số 7.
– Răng khôn không có sự bất thường về hình dạng.
– Mắc các bệnh lý mạn tính như: Rối loạn đông máu, tim mạch, tiểu đường, huyết áp, bệnh thần kinh,…
Tự mình đưa ra quyết định có nên nhổ răng khôn không là một quyết định không hề dễ dàng. Tốt nhất, để có định hướng, cách xử lý đúng đắn bạn hãy tới nha khoa gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và có cho mình lời khuyên tốt nhất.