Trẻ em hầu như đều yêu thích và thường xuyên sử dụng nhiều kẹo ngọt, nhưng mà đôi khi vệ sinh răng miệng không kỹ càng nên dẫn đến hiện tượng sâu răng. Trường hợp này mà không được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ hình thành viêm tủy răng ở trẻ nhỏ, nó không những gây ra đau đớn cho bé mà còn phá hủy răng cực nhanh và đôi khi làm chết tủy. Vậy có cách nào chữa tủy răng cho bé được nhiều phụ huynh quan tâm? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Nha Khoa Chi Nguyên để có câu trả lời phù hợp nhé!
Có nên lấy tủy răng ở trẻ em không?
Viêm tủy răng ở trẻ thường dẫn đến chết tủy và nên được chữa trị ngay lập tức vì nếu không tình trạng này sẽ gây ra đau đớn kéo dài cũng như phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng.
Theo thống kê trẻ em chính là đối tượng hay bị viêm tủy và nguyên nhân hình thành chủ yếu do sâu răng. Bên cạnh đó một số chấn thương như là gãy răng, chảy máu chân răng, vỡ răng cũng làm cho răng tổn thương rồi tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công tủy.
Đáng nói khi bé bị viêm tủy thì các bậc phụ huynh thường cảm thấy lo lắng rằng nếu lấy sạch tủy đi thì liệu có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn hay có mọc được răng mới không. Tuy nhiên bạn cần biết trên thực tế hành động lấy tủy răng hoàn toàn không làm ảnh hưởng gì đến quá trình răng mọc răng vĩnh viễn.
Mà ngược lại nếu như răng đã chết tủy vì viêm nhiễm không tiến hành chữa trị còn lây lan sang những chiếc răng xung quanh làm mô mềm bị phá hoại rồi dẫn đến hoại tử. Chất hoại tử dễ thoát ra qua lỗ chóp chân răng, làm viêm tổ chức liên kết mô răng và viêm xương hàm,… Nặng hơn là chất hoại tử tích tụ lại hình thành u hạt hay u nang chân răng. Tóm lại nên lấy tủy răng cho trẻ nếu bị chết tủy.
Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em
Hiện nay có 02 cách để chữa trị tủy răng cho trẻ em đó là lấy tủy răng hoặc là nhổ răng. Nha sĩ sẽ căn cứ tùy theo từng mức độ viêm nhiễm, tình trạng răng miệng và độ tuổi để từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Nhổ răng
Răng sữa thường tồn tại ở trên cung hàm khoảng 13 năm và đảm bảo thực hiện đủ chức năng răng. Như vậy chỉ trong 2 trường hợp trẻ bị viêm tủy dưới đây thì cần chọn phương pháp nhổ răng. Đó là:
- Răng viêm nhiễm vì bị vỡ lớn, viêm nhiễm trong xương và có mủ
- Kết quả chụp phim quan sát thấy răng vĩnh viễn mọc trong vòng 6 tháng
Ngoài ra thì tốt nhất không nên nhổ răng vì nếu nhổ răng sớm sẽ tạo khoảng trống làm hình thành tình trạng thưa răng, di răng làm cho việc ăn uống gặp nhiều trở ngại. Lâu dần ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó phần mô nướu tại vị trí nhổ răng thường cứng lại làm cho răng vĩnh viễn mọc khó khăn, mọc lệch hoặc mọc chậm. Hơn nữa răng sữa còn có chức năng giúp xương hàm phát triển, trường hợp thiếu răng sẽ làm cho xương hàm không phát triển cùng cơ thể, gây yếu và mỏng.
Lấy tủy răng
Theo đánh giá thì chữa tủy răng cho bé chính là phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất cũng như được ưu tiên lựa chọn. Đây là phần nằm ở giữa trung tâm răng, có chứa nhiều dây thần kinh và mô mềm nhất. Đồng thời tủy răng còn đảm nhận cả vai trò dẫn truyền cảm giác cùng chất dinh dưỡng đi nuôi răng.
Khi răng chết tủy nghĩa là không thể làm bất cứ cách nào để chúng hồi phục lại như ban đầu mà bắt buộc phải lấy đi. Trường hợp tủy răng viêm nhiễm 1 phần, cần đặt thuốc để tủy chết đi hoàn toàn rồi mới bắt đầu lấy tủy, tránh trường hợp bị đau khiến trẻ sợ hãi. Quy trình lấy tủy răng sẽ bao gồm 04 bước nghiêm ngặt gồm:
Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang
Thông qua kết quả này thì sẽ cho biết được tình trạng cũng như mức độ viêm tủy. Đồng thời xác định được chiều dài của ống tủy, lên kế hoạch chữa trị phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng, gây tê
Sau đó bác sĩ bắt đầu vệ sinh khoang miệng để loại bỏ hết vi khuẩn, thức ăn dư thừa cùng tác nhân có nguy cơ làm nhiễm trùng răng và tiến hành gây tê.
Bước 3: Đặt đế cao su
Đế cao su này sẽ ôm sát vào răng để ngăn chặn cho hóa chất khi chữa tủy răng cho bé không rơi vào trong đường tiêu hóa.
Bước 4: Lấy tủy răng cho bé rồi trám bít ống tủy
Bác sĩ sẽ mở một đường ở trên bề mặt răng thông đến ống tủy rồi hút sạch hết tủy chết ra bên ngoài. Khi đã lấy sạch sẽ rồi lại tạo hình ống tủy nhân tạo rồi lấp đầy buồng tủy trống với vật liệu Gutta Pencha.
Gợi ý một số biện pháp phòng ngừa bé bị viêm tủy răng
Trẻ có khả năng bị viêm tủy rất cao do đồ ăn ngọt tác động lâu ngày, không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến sâu răng. Theo đó phụ huynh chỉ cần hạn chế cho con yêu dùng quá nhiều đồ ngọt, bánh kẹo, đồ uống có gas,… cũng như chăm sóc răng miệng đúng cách để nhằm phòng ngừa viêm tủy hiệu quả. Đồng thời lưu ý một số điều sau:
- Chải răng với bàn chải lông mồm theo chiều dài chân răng hoặc vòng tròn
- Chải ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Tránh chải sau khi ăn vì khi đó lượng axit trong miệng tiết ra để tiêu hóa thức ăn cao.
- Duy trì khám răng, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần