Chỉnh Nha Là Gì? Những Phương Pháp Chỉnh Nha Phổ Biến Hiện Nay

Những vấn đề răng mọc lệch lạc, thưa, hô móm hay khấp khểnh là nguyên chính khiến nhiều người e ngại khi giao tiếp. Đồng thời cũng gây nhiều tác động lớn đến sức khỏe răng miệng. Để khắc phục tình trạng này, nhiều giải pháp thẩm mỹ răng miệng đã ra đời. Trong đó, chỉnh nha đang được quan tâm hơn cả.

Chỉnh nha là gì?

Đây là khái niệm về một kỹ thuật nha khoa, giúp dịch chuyển các răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm bằng các khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung, khay niềng…

Sau khi trải qua thời gian chỉnh nha, khách hàng sẽ sở hữu một hàm răng đều đẹp, cân đối và chuẩn khớp cắn. Giúp tăng giá trị thẩm mỹ khuôn mặt và bảo sức khỏe toàn thân.

Khi nào nên chỉnh nha?

Mọi lứa tuổi đều có thể chỉnh nha nếu gặp tình trạng sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, nha sĩ khuyến cáo rằng bạn nên thực hiện trước 30 tuổi để đảm bảo kết quả tốt nhất. Bởi lúc này, răng và xương đã phát triển hoàn thiện nên thời gian chỉnh nha sẽ lâu hơn, số lần tái khám cũng nhiều hơn và chi phí cũng sẽ cao hơn so với độ tuổi nhỏ.

Theo hiệp hội nha khoa Mỹ, thời điểm lý tưởng nhất để điều chỉnh răng là lúc các răng vĩnh viễn đã mọc hoàn thiện, khoảng từ 10 – 12 tuổi. Ở độ tuổi này, xương hàm đang phát triển nên rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả tối ưu nhất, không gặp nhiều cản trở về sau thì bạn nên bắt đầu chỉnh răng cho bé ngay khi bé bắt đầu thay răng (6 – 7 tuổi). Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị, ít gây đau đớn, hạn chế việc nhổ răng và giảm bớt gánh nặng chi phí cho bố mẹ.

Do đó, nếu phát hiện bất kỳ sai lệch về khớp cắn ở trẻ bạn nên cho trẻ đi kiểm tra răng miệng thường xuyên để có thể thực hiện nắn chỉnh răng ngay từ lúc này để phòng ngừa kịp thời.

Các phương pháp chỉnh nha phổ biến hiện nay

Để đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng cao của xã hội ngày nay, ngành nha khoa đã có những bước phát triển vượt bậc với nhiều phương pháp chỉnh nha khác nhau với mong muốn đem đến cho khách hàng sự tiện lợi, thoải mái nhất.

Tùy thuộc vào nhu cầu thẩm mỹ cũng như điều kiện tài chính của từng người sẽ có những lựa chọn phù hợp. Nhìn chung, chỉnh nha được chia thành hai loại chủ yếu là chỉnh nha mắc cài và chỉnh nha không mắc cài. Mỗi loại đều có những ưu – nhược điểm riêng đáp ứng yêu cầu của từng khách hàng.

Chỉnh nha mắc cài

Là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung được gắn trực tiếp và cố định bên ngoài hoặc bên trong răng để kéo chỉnh răng về vị trí chuẩn khớp cắn. Chỉnh nha mắc cài được chia thành các loại niềng răng khác nhau dựa vào chất liệu cấu tạo nên.

Chỉnh nha mắc cài kim loại

Đây là loại hình niềng răng rất phổ biến hiện nay với mắc cài được làm từ thép không gỉ và được gắn cố định lên răng. Nhờ lực liên kết giữa dây cung và dây thun, các răng mọc sai lệch sẽ được di chuyển đúng về vị trí chuẩn khớp cắn.

Ưu điểm của giải pháp này chính là chi phí điều trị thấp nhưng hiệu quả cao, có thể chỉnh được những ca răng khó. Tuy nhiên, do lộ mắc cài nên thẩm mỹ không cao. Hơn nữa có thể gây tổn thương môi, má, lưỡi do cạnh mắc cài sắc nhọn.

Chỉnh nha mắc cài kim loại sứ

Cấu tạo và hoạt động của mắc cài sứ tương tự như mắc cài kim loại. Tuy nhiên vẫn có 1 sự khác biệt, đó là mắc cài được bằng thép không gỉ sẽ được chuyển đổi sang hợp kim sứ an toàn, trơn láng. Nhờ đó giúp tăng tính thẩm mỹ cũng như bảo vệ các mô mềm bên trong.

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng chân mắc cài sứ vẫn có thể nhiễm màu nếu bạn có thói quen thường sử dụng những thực phẩm sẫm màu, gây mất thẩm mỹ nụ cười. Hơn nữa, chất liệu sứ cũng khá dễ vỡ nên cần kiêng khem những thức ăn quá cứng hoặc quá dai.

Chỉnh nha mắc cài tự buộc/ tự động/ tự khóa

Thay vì sử dụng dây thun nha khoa, mắc cài sẽ được cải tiến với hệ thống nắp trượt để dây cung có thể di chuyển tự do trong rãnh mắc cài.

Công dụng của nắp trượt là giảm ma sát, giúp bệnh nhân ít đau khi niềng cũng như hạn chế tình trạng bung sút hoặc biến dạng dây cung. Hơn nữa nữa còn có thể rút ngắn thời gian chỉnh nha và tiết kiệm thời gian thăm khám.

Mắc cài tự buộc sẽ có 2 dạng: mắc cài kim loại tự buộc và mắc cài sứ tự buộc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *